Hiển thị các bài đăng có nhãn hoi-dap. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoi-dap. Hiển thị tất cả bài đăng

Tình Yêu Tuổi Học Trò Có Bền Không?

Thực ra, ở độ tuổi này, hoocmon sinh lý phát triển rất mạnh, thế nên ta dễ bị hấp dẫn bởi người khác giới, dẫn đến cảm giác thèm được yêu. Mọi người thường lầm tưởng đó là tình yêu, nhưng thường thì không phải. Đó chỉ là cảm giác thèm được yêu đương thôi. Thèm được quan tâm và chia sẻ. Tò mò và thèm muốn cái cảm giác của những đứa đang yêu. Nhưng thôi kệ. Cứ yêu đi để còn biết định nghĩa của từ “lú”. 

Question: 

Câu hỏi của bạn dấu tên: Theo ad thì tình yêu tuổi học trò có bền không?

Answer: 

Nghe hơi khó chịu nhưng câu trả lời của mình đó là: Không. 
Bạn nghĩ sao mà nó có thể bền cho được, khi mà tuổi học trò là tuổi mà tâm sinh lý thay đổi rất nhiều. Phải nhắc lại là rất, rất nhiều luôn nha!

Về sinh lý: 

Một đứa đang mét rưỡi chẻ làm tư, xong tự dưng bùm cái, nó vọt lên thành mét tám. Mới hôm trước đang sánh vai nhau cùng bước, hôm sau đã lệch nhau 2 cái đầu. Ngước nhìn người ta mà thấy tự ti đến chết rồi. Thử hỏi có còn muốn yêu đương gì nữa hay không cơ chứ?
Tương tự thế, đôi bạn trẻ đang thanh mai trúc mã, thì một đứa dậy thì thất bại, từ thiên nga bỗng hóa thành vịt. Cho dù đối phương có cố chấp tiếp tục, bản thân cũng tự thấy xấu hổ khi đứng cạnh người ta. Muốn bền được cũng gian truân lắm chứ.


Về tâm lý.

Cái này mới đáng để nói nè! Tuổi dậy thì là cái tuổi mà chính bản thân mình còn chẳng hiểu được mình, sáng thì nắng chói chang, chiều lại mưa rả rích, trưa thì điện chập xèo xèo, lấy gì để đổi phương thấu hiểu và yêu thương cho được. Nay hai đứa chơi trốn tìm thấy hợp cạ, thì hú hí yêu đương. Mai một đứa chán chơi trò kẻ tìm người chốn chuyển sang quay tóp tóp liệu còn có điểm chung để nói chuyện với nhau hay không? 
Hai người muốn yêu được lâu dài thì phải liên tục thay đổi và kìm hãm để có thể hòa hợp được với nhau. Nhưng điều này cần sự kiên nhẫn và hi sinh, thứ mà tuổi học trò chẳng có mấy người sở hữu. 
Một người thay đổi, một người chạy theo còn đuối, nữa là cả 2 cùng thay đổi liên tục. Riết rồi cũng sẽ toang à.

Kết lại.

Dĩ nhiên, cũng có những đôi yêu nhau rất là lâu luôn, nhưng đó chỉ là thiểu số hiếm hoi thôi. Đừng vì thế mà  tự huyễn. 

Thực ra, ở độ tuổi này, hoocmon sinh lý phát triển rất mạnh, thế nên ta dễ bị hấp dẫn bởi người khác giới, dẫn đến cảm giác thèm được yêu. Mọi người thường lầm tưởng đó là tình yêu, nhưng thường thì không phải. Đó chỉ là cảm giác thèm được yêu đương thôi. Thèm được quan tâm và chia sẻ. Tò mò và thèm muốn cái cảm giác của những đứa đang yêu. Nhưng thôi kệ. Cứ yêu đi để còn biết định nghĩa của từ “lú”. 
 
Vậy nhé! Nếu mọi người có câu hỏi nào hãy gửi về cho PsyFF tại đây nha! Click vô nè!

_ Chúc Quý Khách Ngon Miệng _

Q&A: Làm Sao Để Thấu Hiểu Cảm Xúc?

"Thử miêu tả màu xanh sẽ như thế nào cho một người mù bẩm sinh đi! Không thể!
Thấu hiểu và đồng cảm cũng vậy. Bạn không thể nào làm được điều này nếu bạn thiếu đi những trải nghiệm tương tự điều mà đối phương chia sẻ."


Question: 

Yêu cầu từ một bạn có tên: @nanv9118: :“Cách thấu hiểu cảm xúc đi ad” 

Answer: 

Yếu tố cốt lõi để thấu hiểu và đồng cảm. 

Thấu hiểu cảm xúc?
Đây là một chủ đề hay nhưng khó.  Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, bạn muốn thấu hiểu hay đồng cảm với ai đó, bạn cần có trải nghiệm. Đó là điều cốt lõi.

Hãy hình dung thế này nhá! Nếu mình chưa từng ăn một quả chanh, còn bạn thì muốn miêu tả vị của nó cho mình. Câu trả lời là không thể. 
Bạn không thể miêu tả vị của một quả chanh cho một đứa chưa từng anh chanh được. Tương tự thế, chúng ta không thể hiểu cảm xúc của người khác nếu bản thân chưa từng trải qua cảm xúc tương đồng. Lý do thì rõ ràng quá rồi phải không! Đối phương không thể nào miêu tả cho bạn hiểu được. 

Chính vì thế, nếu bạn muốn thấu hiểu cảm xúc của ai đó, bạn cần có trải nghiệm.  Tin buồn là không có cách nào ăn gian cả. Bạn bắt buộc phải trải nghiệm. 

Đó cũng là lý do những người từng trải thường dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu với người khác hơn - điều mà những người trẻ, ít trải nghiệm thường không có. 

Nếu lười đọc thì xem Youtube ủng hộ tụi mình nha!


Giải pháp. 

Nhưng có một tin vui cho bạn! Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được một phần cảm xúc của người khác bằng cách so sánh nó với những cảm xúc gần giống. 

Quay lại với quả chanh, bạn có thể miêu tả nó với mình rằng: 
- Chanh có vị chua, tương tự như vị của xoài non vậy, nhưng mà hãy nhân đôi vị của nó lên. 

Như thế thì mình có thể phần nào hình dung ra được.  Cảm xúc cũng vậy, bạn có thể sử dụng những cảm xúc mà bản thân trải qua để so sánh với những điều bạn cần miêu tả hoặc hiểu. Tuy không được trọn vẹn, nhưng như thế thì đã tuyệt vời lắm rồi.

Nếu bạn chỉ muốn nghe thì qua Spotify nha!

Mẹo để thấu hiểu và đồng cảm: 

Cuối cùng có lẽ chúng ta cần một vài gợi ý cho vụ thấu hiểu này. không thể nào để bạn ra về tay trắng cho được phải không? 

Thứ 1: Lắng nghe.

Có thể bạn không hiểu tí tẹo nào về cảm xúc mà người đối diện đang chia sẻ, nhưng hãy cố gắng lắng nghe. Điều đó ấm lòng vô cùng. Đôi khi, chúng ta chỉ cần được lắng nghe thôi, chứ không nhất thiết phải thấu hiểu. Bạn biết đấy! Tụi cún cưng làm rất tốt điều này. Chúng có hiểu gì đâu, nhưng tâm sự với bọn nó thì nguôi ngoai ra phết đấy! 

Thứ 2: Đặt câu hỏi xoay quanh câu chuyện của họ.

Rằng:
- Bạn cảm thấy thế nào? 
- Chuyện đó hẳn là tồi tệ lắm nhỉ! 
- Bây giờ bạn cảm thấy sao? 

Có thể khi đặt ra những câu hỏi này, bạn chỉ làm một cách máy móc chứ bản thân vẫn chẳng hiểu gì. Nhưng người đối diện lại nhận ra được sự quan tâm mà bạn dành cho họ. Nó còn quan trọng hơn cả thấu hiểu hay đồng cảm. 

Thứ 3: Công nhận cảm xúc của họ. 

Đừng phán xét đúng sai gì cả, cảm xúc không hề có thước đo hay chuẩn mực nào hết. Hãy nói với họ rằng, họ có quyền buồn, quyền tức giận, hay là tức điên lên. 
Công nhận cảm xúc là cách tuyệt vời để gửi tới đối phương thông điệp rằng bạn đồng cảm với họ. 

Vậy nhé! Nếu mọi người có câu hỏi nào hãy gửi về cho PsyFF tại đây nha! Click vô nè!

_ Chúc Quý Khách Ngon Miệng _